.
Danh Muc Khuyen Nghi
Cổ Phiếu
Vùng Mua
Target
Chu Kỳ Đầu Tư
Ngày Mua
Stop Loss
Tình Trạng
EIB
18.0
22.x
6Tháng
18/12/2023
17.5
Mua Mới
GEX
18.4
27.9
6Tháng
31/10/2023
17
Nắm Giữ
GAS
75.6
84
6Tháng
18/12/2023
73.5
Mua Mới
VIC
43
51
6Tháng
15/12/2023
39.5
Mua Mới
MWG
40
54
6Tháng
07/12/2023
37.5
Năm Giữ
Hướng Dẫn Mở Tài Khoản =>> https://www.ssi.com.vn

Nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

Thứ Năm, 25 tháng 1, 2024

KRX: kỳ vọng nâng hạng kỳ tháng 9/2024 hoặc 3/2025

       • Việc vận hành KRX vẫn đang trong giai đoạn test kiểm định. Mặc dù có sự cải thiện, nhưng khả năng vận hành KRX ngay tháng 4/2024 sẽ khó khăn mà có thể lùi lại do nhiều vấn đề khi test gặp khó khăn. Vì vậy, việc nâng hạng lên mới nổi trong danh mục FTSE vào tháng 3/2024 sẽ khó xảy ra do vài điều kiện chính chưa được đáp ứng.


      • FTSE dự kiến có buổi gặp UBCK vào tháng 3/2024 để tiếp tục trao đổi những vấn đề tồn đọng liên quan việc nâng hạng.

      • Vấn đề T+2, hay tỷ lệ sở hữu nước ngoài không phải là vấn đề quan trọng để FTSE quyết định nâng hạng đối với thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề prefunding (mua trước, trả tiền sau – T0) đang là vấn đề quan trọng có thể tác động việc nâng hạng.

      • Hiện tại, khung hành lang pháp lý, luật cho hoạt động prefunding vẫn chưa hoàn thiện, nhưng kỳ vọng có thể hoàn thành trong khoảng 2 - 4 tháng tới.

      • 2 kịch bản có thể để Việt Nam nâng hạng lên thị trường mới nổi trong danh mục FTSE kỳ tháng 9/2024:

     1/ KRX vận hành nhanh và đưa vào hoạt động sớm, cùng với prefunding trước kỳ review tháng 9/2024.

      2/ Việc triển khai prefunding sẽ được thực hiện với hệ thống hiện tại. Việc này vẫn giúp VN có thể nâng hạng mà không cần vận hành hệ thống KRX.

     • Lộ trình nâng hạng: giả định tháng 9/2024 FTSE công bố chính thức VN nâng hạng => tháng 3/2025 FTSE sẽ công bố danh mục cổ phiếu đủ điều kiện => tháng 9/2025 việc giải ngân chính thức của các quỹ tracking theo FTSE Emerging market index sẽ diễn ra.

     • Quỹ tracking lớn nhất đang là Vanguard FTSE Emerging Markets ETF với quy mô khoảng 72 tỷ USD. Nếu VN giả định chiếm tỷ trọng 6% thì phần mua sẽ hơn 430 triệu USD (hơn 10 ngàn tỷ đồng). Ngoài ra, dự báo sẽ có nhiều quỹ khác tracking cũng như tìm cơ hội đầu tư khác khi VN được nâng hạng

Những Thay Đổi Lớn Của Luật Đất Đai Sửa Đổi

Thứ Tư, 17 tháng 1, 2024

Theo quy định của Điều 79, Nhà nước thu hồi đất trong 32 trường hợp cần thiết để thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, Việc này nhằm phát huy nguồn lực đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng hiện đại.

Một số thay đổi lớn của luật đất đai sửa đổi:

1. Đang thuê đất trả tiền 01 lần có thể chuyển sang trả hàng năm

=>> Tạo sự linh động cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,

2. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì phải nộp lại số tiền được miễn, giảm

=>> Tránh tiêu cực về việc được hưởng những ưu đãi của nhà nước

3. Quy định chặt chẽ điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất

=>> Bổ sung thêm những điều kiện để việc chuyển nhượng BĐS diễn ra minh bạch hơn. Tránh những vụ việc đáng tiếc như trong quá khứ

4. Doanh nghiệp có thể nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa

=>> Giá đất nông nghiệp có thể tăng khá mạnh nhờ điều này. Giá đất nông nghiệp hiện tại nói chung tương đối rẻ.

5. Được bán tài sản trên đất và bán quyền thuê đất cho doanh nghiệp khác

=> Tạo thuận lợi hơn nữa cho ngành BĐS KCN

6. Không thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất sẽ bị thu hồi đất

=> Giảm bớt tình trạng ôm găm đất được giao. Gây thiệt hại lớn nguồn lực.

7. Doanh nghiệp vi phạm đất đai vẫn có thể được giao đất, cho thuê đất

=> Tạo cơ hội làm lại cho những DN đã bị vi phạm trước đó.

8. Xây nhà lưu trú cho công nhân KCN được miễn, giảm tiền tiền thuê đất

=> tăng thêm nguồn cung bđs cho thuê, về lâu dài sẽ có tác động làm giảm giá thuê nhà. Rất tích cực.

9. Bỏ khung giá đất, xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường

=>> Đây là điều quan trọng nhất trong luật đất đai sửa đổi. Về cơ bản những người sở hữu đất sẽ có lợi hơn, DN bđs cũng sẽ dễ dàng hơn để giải phóng mặt bằng theo cơ chế thị trường, tuy nhiên chi phí GPMB chắc chắn sẽ tăng lên do giá đất được xác định lại sẽ có xu hướng tăng mạnh.

Nhìn Lại Nền Kinh Tế Việt Nam Trong Năm Qua

Thứ Hai, 8 tháng 1, 2024

Nghe Bài Viết

 I. Tín Hiệu Khởi Sắc:

    - Tăng trưởng GDP hồi phục với xu hướng quý sau cao hơn quý trước, tuy nhiên vẫn chưa hồi phục về mức trước covid, tăng trưởng trung bình năm 2023 đạt 5.05% so với cùng kỳ. Góp phần lớn nhất vào tốc độ tăng trưởng này là lĩnh vực dịch vụ, và xây dựng

    - Sản xuất công nghiệp chế tạo xuất hiện dấu hiệu tích cực trong những tháng cuối năm khi ghi nhận tăng trưởng 5% so với cùng kỳ nhờ đẩy mạnh sản xuất chuẩn bị cho kỳ nghĩ lễ sắp tới. Trong đó nhóm cao su tăng 13.2%, hóa chất tăng 9.5%, kim loại tăng 7.6% và đồ gỗ nội thất tăng 7.2%. Ngoài ra, nhóm điện tử và dệt may đã chựng lại, không giảm mạnh như các quý trước.

    - Thặng dư thương mại đạt mức kỷ lục 28 tỷ USD

    - Tính đến cuối năm 2023 tổng vốn FDI đăng ký là 28.1 tỷ USD trong đó đã giải ngân được 23.18 tỷ USD, nổi bật trong đó là dự án LNG Thái bình 2 tỷ USD, và Jinko Solar Hải Hà 1.5 Tỷ USD ở Quảng Ninh.

    - Trong năm 2023 Vốn đầu tư công đã giải ngân được 82% kế hoạch TTCP giao, tỷ lệ giải ngân tăng tốc vào giai đoạn cuối năm, trong điểm giải ngân là đầu tư cơ sở hạ tầng và chương trình phục hồi kinh tế.

    - Lạm phát được kiểm soát khi ghi nhận mức tăng giá trung bình 3.2% nhờ giá xăng dầu giảm mạnh tới 11% so với cùng kỳ

    - Lãi suất tiền gửi giảm mạnh, trong khi lãi suất các khoản vay đã được điều chỉnh về mức tương đương năm 2021 khoảng 8-10%

    - Tỷ giá tăng mạnh trong quý 2 và 3 theo tình hình quốc tế chung, tuy nhiên dần về những tháng cuối năm tỷ giá dần được kiểm soát, và NHNN đã bổ sung thêm được 6 tỷ USD dự trữ ngoại hối.



II. Triển vọng năm 2024


Chiến Lượt giao dịch tuần 08.01 - 19.01

Chủ Nhật, 7 tháng 1, 2024

 I. Thị Trường Quốc Tế

          1. Chứng Khoán Mỹ: Sau chuổi tăng điểm 9 tuần liên tiếp trong năm 2023, Thị Trương Chứng Khoán Mỹ có tuần mất điểm đầu tiên trong năm 2024, nguyên nhân do thị trường đánh giá triển vọng giảm lãi suất của FED chậm hơn kỳ vọng.

          2. Chứng Khoán Trung Quốc: TTCK Trung quốc cũng có một năm đầy mất mát khi những hệ lụy từ công cuộc cải cách chính trị cũng như sự sụp đổ của bong bóng bất động sản trung quốc điển hình như: Evergrande, Country Garden....  đã đẩy dòng vốn ngoại ra khỏi thị trường. Tiếp nối đà giảm trước đó, chúng ta lại chứng kiến một tuần giảm điểm tiếp tục trong tuần đầu năm mới khiến chỉ số shanghai composite đóng cửa ở mức 2.929 điểm từ mức  cao nhất 3.418 điểm.  

          3. Giá Dầu: Căng thẳng khu vực trung đông và Biển đỏ đã hỗ trợ cho giá dầu tiếp tục tăng nhẹ trong tuần đầu năm mới, Brent đóng tuần ở mức 78.8$ dự báo sẽ đạt 82$ trong ngắn hạn.

II. Thị Trường chứng khoán Việt Nam

        1. Tổng Quan Tuần Trước

        - Tuần khởi đầu năm mới khá tích cực của Vnindex khi được nhóm ngân hàng hỗ trợ, nhờ thông tin, tăng trưởng tín dụng, tăng mạnh hơn dự báo 13.7% sát chỉ tiêu 14% được đề ra trong năm 2023, và định hướng 15% trong năm 2024. Ngoài ra, NHNN để ngỏ khả năng tiếp tục gia hạn các khoản nợ đến hạn vào tháng 06/2024 theo thông tư 02/2023, qua đó giảm áp lực nợ xấu lên nhóm ngân hàng.

        - Trong tuần rồi, Tổ chức trong nước là điểm sáng của dòng tiền khi liên tục mua vào với gần 1.1 nghìn tỷ đồng, Trong khi khối ngoại tiếp tục bán ròng 1,2 nghìn tỷ đồng, điểm sáng của khối ngoại là mua ròng nhóm bank

        - Thanh khoản: giá trị giao dịch trung bình tuần nay đạt 20.4 nghìn tỷ đồng tăng 11.6% so với tuần cuối năm, nhóm ngân hàng và dịch vụ tài chính hút tiền mạnh nhất. 

        - Cổ phiếu hút tiền nhiều nhất : SSI, STB, VND, GEX, DIG, SHB, MBB, VIX, ACB, SHS

        2. Chiến Lượt Tuần Này:

        - Sau khi nhóm bank lead thị trường vượt cản 1131 thành công, neo tuần ở mức 1150.72. Thì trong tuần này khả năng thị trường sẽ giao dịch quanh biên độ 1.125 - 1.171 điểm khi nhóm bank chịu áp lực chốt lời T+, cũng như nhờ sự hỗ trợ mạnh từ MA200 mốc 1125-1130 nên Vnindex cũng khó để rơi khỏi vùng này.

        Khuyến Nghị: 

        - Thị trường tăng nhưng chưa có sự la tỏa, chỉ mỗi nhóm bank làm động lực, vì vậy khách hàng có thể cân nhắc bán trên vùng tiệm cận 1164-1171 và mua lại khi về sát 1130điểm

        - Cổ phiếu khuyến nghị: T+ HDC và danh mục ở trang chủ Website




Thu ngân sách năm 2023 và Dự toán ngân sách năm 2024

Thứ Tư, 27 tháng 12, 2023

Nghe Bài Viết

       Theo báo cáo của Bộ Tài chính, Tính đến ngày 25/12 thu ngân sách nhà nước đạt 1.693,5 nghìn tỷ đồng, tăng 4,5% so dự toán; trong đó, ngân sách Trung ương tăng 4,6%; ngân sách địa phương tăng 4,4%. 

     Về chi ngân sách nhà nước, ước đến ngày 31/12, chi ngân sách đạt khoảng 1,73 triệu tỷ đồng, bằng 83,4% dự toán; trong đó, chi đầu tư phát triển ước đạt 79,8% dự toán,  tăng 144 nghìn tỷ đồng (33%) so cùng kỳ năm 2022, chi thường xuyên ước đạt 90,3% dự toán, đảm bảo chi trả kịp thời, đầy đủ các khoản nợ đến hạn, kinh phí thực hiện cải cách tiền lương từ 01/7/2023 (đã dành khoảng 470 nghìn tỷ đồng của ngân sách các cấp để thực hiện cải cách chính sách tiền lương), thực hiện các chính sách an sinh xã hội đã ban hành.

        Dự toán cho năm 2024, cụ thể là tăng trưởng kinh tế 6 - 6,5%, kiểm soát lạm phát khoảng 4 - 4,5%, tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Năm 2024 là năm thứ 4 thực hiện Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, những kết quả đạt được trong năm 2024 sẽ tạo tiền đề để phấn đấu hoàn thành cao nhất Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tài chính quốc gia 5 năm giai đoạn 2021 - 2025, chuẩn bị thế và lực để tiếp tục thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn tiếp theo.


Bản Tin Thị Trường ngày 27/12/2023

Thứ Ba, 26 tháng 12, 2023

Nghe Bài Viết
I. Thị Trường Tài Chính Quốc Tế
 
- Chứng Khoán Mỹ: Phiên giao dịch đầu tiên sau lễ giáng sinh cả Dow Jones và S&P 500 đều tăng 0,4%. Đà tăng này củng cố một năm phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán Mỹ. Chỉ còn ba phiên nữa trong năm giao dịch 2023. Chỉ số Dow Jones và S&P 500 dự kiến sẽ kết thúc năm 2023 với mức tăng lần lượt là 13% và 24%. Thị trường đang dự đoán hơn 70% khả năng lãi suất sẽ giảm tại cuộc họp tháng 3 FED.
 
- Thị Trường Dầu: Giá dầu tăng lên mức đỉnh tháng này khi nhóm Houthi tiếp tục tấn công các con tàu đi qua Biển Đỏ, qua đó làm dấy lên nỗi lo về sự gián đoạn trong hoạt động vận tải. Khép phiên ngày 26/12, dầu Brent tăng 2 USD (tương đương 2.5%) lên 81.07 USD/thùng, dầu WTI tăng 2.01 USD (tương đương 2.7%) lên 75.57 USD/thùng.
 
II. Thị Trường Tài Chính Trong Nước
 
- Lãi suất tiết kiệm dò đáy, giá vàng lên đỉnh. Trong ngày 26/12 lãi suất tại Ngân hàng Vietcombank kỳ hạn 1 - 2 tháng đã tiếp tục giảm 0,3%/năm so với tuần trước, chỉ còn 1,9%/năm. Đây là mức lãi suất huy động có kỳ hạn thấp nhất trong hệ thống tính đến thời điểm hiện tại. Các kỳ hạn khác, Vietcombank giữ nguyên lãi suất ở mức 2,2%/năm cho tiền gửi 3 tháng; 3,2%/năm cho 6 - 9 tháng và cao nhất là 4,8%/năm cho các kỳ hạn từ 12 - 60 tháng. Lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của hầu hết các ngân hàng giảm xuống dưới 6%/năm. Dự báo, lãi suất ngân hàng giai đoạn đầu năm 2024 vẫn ở mức thấp và có thể giảm chút. Sau đó, khi hoạt động sản xuất kinh doanh tốt hơn, nhu cầu vốn tăng, có thể lãi suất ngân hàng cũng sẽ tăng.
 
- Giá vàng trong nước mấy ngày gần đây lại có diễn biến tăng mạnh, trong ngày 26/12 đã đạt đỉnh ở mức 79.2 - 80.3 triệu đồng/lượng mua vào bán ra. Giá vàng trong nước diễn biến theo đà tăng của giá vàng thế giới, trong bối cảnh thị trường chứng khoán lên xuống bấp bênh, lãi suất ngân hàng giảm quá sâu, giao dịch bất động sản chững lại, sẽ khó tránh khỏi việc dòng tiền chuyển dịch vào kênh sinh lời hấp dẫn hơn. Mặt khác, dịp cuối năm cũng là lúc nhu cầu mua sắm vàng tăng cao phục vụ lễ tết, cưới hỏi. Giá vàng thế giới có thể sẽ hạ nhiệt ngay sau sau kỳ nghỉ Tết Dương lịch 2024 do các nhà đầu tư có xu hướng bán vàng ra để lấy tiền đầu tư, sản xuất. Điều này khiến giá vàng thế giới chững lại, thậm chí xuống quanh mốc 2.000 USD/ounce. Giá vàng trong nước theo đó cũng sẽ hạ nhưng có độ trễ, có thể phải tới sau Tết Nguyên đán.

- Vnindex có phiên tăng điểm thứ 6 liên tiếp. 
  • Thị trường củng cố nhịp tăng và đi lên, kết phiên đóng cửa ở mức cao trong phiên, tại 1.222,3 điểm, tăng 4,6 điểm (+0,41%). Với 265 mã tăng trên sàn HOSE và 17 mã tăng trong rổ VN30. VNMidcap +0,46% hút tiền tốt hơn, VN30 +0,33% và VNSmallcap đi ngang.

  • Các nhóm trụ cột Ngân hàng, Bất động sản, Thép – Tôn mạ đóng góp nhiều nhất trong việc giữ vững sắc xanh cho chỉ số nhờ sự khởi sắc của VCB (+1,2%), VHM (+1,7%), HPG (+1,3%).

  • Về mức độ tăng phải kể đến nhóm Hàng không, Hóa chất, CNTT, Xây dựng với điểm nhấn ở HVN tăng trần, CTD (+5,6%), DGC (+2,3%), HHV (+2,3%), DCM (+2%), FPT (+1,3%).

  • Chiều giảm điểm chủ yếu đến từ áp lực chốt lời tại nhóm tăng tốt trong phiên trước như Cảng và Vận tải biển hay sự phân hóa ở một vài mã Ngân hàng như GMD (-2%), PVT (-1,7%), BID (-0,5%), CTG (-0,4%), TCB (-0,5%).

  • GTGD khớp lệnh sàn HOSE vẫn ở mức thấp với 13 nghìn tỷ đồng, dù tăng thêm 8% so với phiên trước.
  • Khối ngoại tăng lại GT bán ròng lên mức 314 tỷ đồng, tập trung tại VHM (-66 tỷ đồng), VND (-58 tỷ đồng), SSI (-57 tỷ đồng). Trong khi đó, GT mua ròng cao nhất ở CTG (+24 tỷ đồng), VCB (+22 tỷ đồng) và MSN (+15 tỷ đồng).
III. Nhận Định Thị Trường

- Những chỉ báo kỹ thuật như RSI và ADX vẫn thể hiện tín hiệu tích cực. Điều này cho đánh giá chỉ số VNIndex khả năng cao duy trì xu hướng tiến đến vùng 1.127 - 1.130, tuy nhiên đà tăng có thể chậm lại để thử thách vùng 1.130.

- Phiên giao dịch ngày 27/12 thêm một thử thách khá lớn cho Vnindex, đó là vùng kháng cự MA200 khoảng 1.123đ, nếu vượt được ngưỡng kháng cự này cùng với thanh khoản tăng mạnh,  nhiều khả năng VNi sẽ phá luôn vùng hỗ trợ tiếp theo 1130 để tiến về mốc 1157-1160 trong tuần đầu năm mới.

-Khuyến Nghị: Danh mục khuyến nghị cập nhật ở trang chủ.





Chiến Lượt Giao Dịch và Khuyến Nghị Trong Tuần 25/12-29/12

Chủ Nhật, 24 tháng 12, 2023

Nghe Bài Viết

 I. Thị Trường Quốc Tế

     1. Dowjone - Chuỗi tăng 8 tuần

- Chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) tháng 11 tăng nhẹ 0.1% so với tháng trước, và tăng 3.2% so với cùng kỳ thấp hơn một chút so với dự báo

- Lạm phát có xu hướng hạ nhiệt cùng với các chỉ tiêu kinh tế mới nhất cho thấy nền kinh tế Mỹ vẫn tăng trưởng ổn định làm gia tăng kỳ vọng của giới đầu tư về khả năng "Hạ Cánh Mềm"

- Dowjone,  mặc dù tốc độ tăng chậm lại, nhưng các chỉ số cổ phiếu vẫn đi lên phiên thứ 8 liên tiếp. Còn S&P 500 vẫn duy trì được nhịp tăng trưởng, các chỉ báo kỹ thuật như RSI vận động trong tích cực cho thấy sức mạnh xu hương chưa xuất hiện tín hiệu đảo chiều và đang hướng đến kháng cự 4800 ngắn hạn

    2. Giá Dầu Đẩy Mạnh Phục Hồi

- Mặc dù giảm nhẹ trong phiên cuối tuần , nhưng tính chung cả tuần WTI và Brent cùng tăng 3% so với tuần trước. Đây là tuần thứ hai liên tiếp giá dầu duy trì đà hồi phục nhờ kỳ vọng lãi suất FED sớm đảo chiều, và nguồn cung gián đoạn ngắn hạn do căng thẳng ở khu vực biển đỏ

- Dầu Brent đóng cửa ở mức 78.9$/ thùng và giữ tâm lý giằng co chờ đợi trong ngắn hạn.


II. Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam

1. Giao dịch cân bằng - điểm sáng ở nhóm hàng tiêu dùng không thiết yếu

- TTCK Việt Nam có tuần giao dịch cân bằng. Với 4 phiên đi lên liên tiếp, VNindex dần cân bằng trở lại và gần như không thay đổi nhiều so với tuần trước khi đóng cửa phiên cuối tuần tại 1.103 điểm.

- Nhóm vốn hóa trung bình thấp hồi phục nhẹ sau tuần điều chỉnh khá. VNMidcap tăng 0,94% và VNSmallcap tăng 0,32% trong khi VN30 đi ngang. Tương quan tăng giảm thể hiện rõ nét với 193 mã tăng và 184 mã giảm.

- Điểm sáng trong tuần thuộc về nhóm hàng tiêu dùng không thiết yếu (tăng 3.8%) với đà bật lại mạnh mẽ, điển hình như MWG  tăng 3.9% và PNJ tăng 5.8%...

- Cùng với đó, BID tăng 2.3% , VJC tăng 3.1%, ACB tăng 2% cũng là các mã tác động tích cực  đến chỉ số chung và hạn chế tác động đi xuống của VCB giảm 1.6% , VPB giảm 2.9% và GAS giảm 1,7 %




2. Thanh khoản tiếp tục suy yếu

- Tâm lý chờ đợi bao phủ toàn thị trường khiến thanh khoản tiếp tục suy yếu về mức thấp nhất kể từ tháng 06. Tổng giá trị giao dịch ghi nhận ở mức trung bình khoảng 14,5 nghìn tỷ đồng/ phiên, giảm 17% so với tuần trước. Trong đó, Giá trị giao dịch qua kênh khớp lệnh chỉ đạt 11,7 nghìn tỷ đồng/phiên

- Hầu hết nhóm ngành lớn đều giao dịch thận trọng, Các nhóm Bất động sản, Dịch vụ tài chính, thực phẩm đồ uống, tài nguyên cơ bản, vật liệu xây đều có mức giảm từ 17% đến 35%. Nhóm bán lẻ duy trì giá trị giao dịch ngang bằng so với tuần liền trước.

- Nhóm ngân hàng đi ngược xu hướng chung, với thanh khoản cải thiện nhẹ tăng 6% so với tuần trước, song song đó nhóm hàng cá nhân, Y tế và ô tô tiếp tục thu hút dòng tiền.

- Điểm sáng về dòng tiền ghi nhận ở các mã STB, HDB, SHS, VPB, HCM, PNJ, MBB, NKG, ACB và CTG




3. Khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh

- Khối ngoại tiếp nối tiếp đà bán ròng của tuần trước, để nâng tổng phiên bán ròng lên 18 phiên liên tiếp với giá trị bán ròng đạt 2,68 nghìn tỷ đồng, nâng tổng giá trị bán ròng từ đầu năm lên 22,9 nghìn tỷ đồng, riêng tháng 12 đã bán ròng hơn 10,4 nghìn tỷ đồng.

- Quy mô bán ròng đang dần thu hẹp một phần so với tuần trước, nhờ xu hướng tích cực hơn ở một số nhóm ngành như bán lẻ, hóa chất, du lịch giải trí, hàng và dịch vụ công nghiệp, xây dựng và vật liệu.

- Ngược lại, các ngành Ngân Hàng, dịch vụ tài chính, thực phẩm đồ uống và tài nguyên cơ bản tiếp tục bị bán ròng quy mô lớn.

- Giá trị bán ròng cao nhất được ghi nhận ở HPG 354ty, EIB 276 tỷ, VNM 227 tỷ,  STB 222 tỷ, SSI 183 tỷ, Chứng chỉ quỹ Diamond 177 tỷ, VND 174 tỷ, HCM 162 tỷ. Ngược lại MWG khối ngoại mua ròng 195 tỷ, bên cạnh IDC, FTS, HDG duy trì được đà mua ròng.


  4. Các ETF bị rút vốn

- Quy mô rút vốn của các ETF được thu hẹp dần so với tuần trước, tổng số rút vốn ghi nhận ở mức 322 tỷ đồng, đưa tổng số rút vốn từ đầu năm lên 1.684 tỷ đồng

- Hai quỹ VN Diamond bị rút 359 tỷ và ishares Frontier bị rút 317 tỷ là hai quỹ bị rút nhiều nhất, bên cạnh đó FTSE Việt Nam bắt đầu ghi nhận rút vốn 71 tỷ trong tuần này.

- Điểm tích cực duy  nhất của nhóm quỹ là Fubon, với dòng vốn vào tăng lên 205 tỷ đồng trong tuần, 

5. Giao dịch của tự doanh và cá nhân

III. CHIẾN LƯỢT GIAO DỊCH TUẦN MỚI 25/12 - 29/12

1. Phân tích kỹ thuật

- Vnindex có tuần giao động trong biên độ hẹp khi chạm vùng hỗ trợ 1082 và hồi phục nhẹ lại vùng 1013, các chỉ báo kỹ thuật như RSI duy trì trong vùng trung tính, ADX ở trạng thái xu hướng yếu.

- Vnindex diễn biến tích cực dần sau quá trình tích lũy trong vùng 1082-1100 và có cơ hội hồi phục nhẹ trong tuần cuối năm 2023.

- Theo đó, Chúng tôi dự kiến chỉ số Vnindex sẽ vận động ngắn hạn trong biên độ 1100 - 1127 điểm


Kháng cự 1: 1135 -  Kháng cự 2: 1158

Hỗ trợ 1: 1070

Xu Hướng : Ngắn Hạn: Giảm - Trung Hạn: Đi Ngang - Dài Hạn:  Tăng

2. Khuyến Nghị

- Trạng thai chung trên thị trường đang dần được cải thiện và nhiều nhóm cổ phiếu đang tích lũy trên nền giá tốt hơn. Theo đó nhà đầu tư có thể xem xét giải ngân dần ở nhóm cổ phiếu có chuyển biến tích cực với tỷ trọng phù hợp.

- Dù vậy, vẫn cần tuân thủ các quy tắc quản trị rủi ro trong kịch bản thị trường diễn biến kém khả quan hơn dự báo.





Top 10 sự kiện chính trị - xã hội nổi bật 2023

Thứ Năm, 21 tháng 12, 2023

Nghe Bài Viết

Năm 2023 ghi dấu nhiều cột mốc về ngoại giao, diện mạo hạ tầng đất nước nhiều đổi thay nhưng cũng là năm kinh tế, xã hội đương đầu thử thách khốc liệt hơn từ bất ổn địa chính trị toàn cầu và cuộc chiến chống tham nhũng trong nước.



1. Đối ngoại nâng tầm vị thế Việt Nam

Những điểm sáng của công tác đối ngoại năm qua giúp vị thế Việt Nam được nâng tầm, trở thành một trung tâm chính trị - kinh tế - an ninh khu vực.

Các chuyến công du của lãnh đạo Việt Nam tới nhiều quốc gia khắp các châu lục sôi động suốt năm qua, trong đó có những đối tác quan trọng như Mỹ, Trung Quốc, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc. Chiều ngược lại, nhiều nguyên thủ quốc gia đã thăm cấp nhà nước tới Việt Nam và ký kết các thỏa thuận hợp tác quan trọng.

Sự kiện gần nhất là chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 12-13/12. Hai bên nhất trí tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ Đối tác Hợp tác chiến lược Toàn diện, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai.

Ba tháng trước đó, trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 10-11/9, hai nước xác lập quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện. Lần đầu tiên, Việt Nam có quan hệ đối tác chiến lược trở lên với 5 ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Việt Nam đến nay đã thiết lập quan hệ với 193 nước, trong đó có khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với trên 30 quốc gia, là thành viên của 70 diễn đàn và các cơ chế hợp tác quốc tế, cũng như đã ký 16 hiệp định thương mại tự do.

Kết quả đối ngoại năm qua "có ý nghĩa lịch sử, trở thành điểm sáng đầy ấn tượng trong thành tựu chung của đất nước", tạo nên vị thế mới của Việt Nam trên trường quốc tế, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá.

2. Bầu Chủ tịch nước giữa nhiệm kỳ

Giữa tháng 1, Quốc hội miễn nhiệm Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026 với ông Nguyễn Xuân Phúc sau khi Trung ương đồng ý để ông thôi các chức vụ theo nguyện vọng cá nhân.

Ông Phúc rời ghế Chủ tịch nước ở tuổi 69, sau gần hai năm đảm nhiệm cương vị này. Ông là Chủ tịch nước đầu tiên xin nghỉ giữa nhiệm kỳ, kể từ năm 1976. Trước khi làm Chủ tịch nước hồi tháng 4/2021, ông Phúc có một nhiệm kỳ làm Thủ tướng từ 2016 đến 2021, được Trung ương đánh giá có thành tích trong điều hành công tác phòng chống Covid-19. Tuy nhiên, ông chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi để nhiều cán bộ có vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Bà Võ Thị Ánh Xuân giữ quyền Chủ tịch nước trong khoảng 1,5 tháng. Đến ngày 2/3, kỳ họp bất thường lần thứ 4, Quốc hội khóa 15 bầu ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư làm Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026.

53 tuổi, quê xã An Phước, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long, ông Thưởng là Chủ tịch nước trẻ tuổi nhất giữ chức vụ này. Ông được bầu làm Ủy viên Trung ương dự khuyết lúc 36 tuổi; Ủy viên Trung ương ba khóa liên tiếp 11, 12, 13; đại biểu Quốc hội ba khóa 12, 14, 15; Ủy viên Bộ Chính trị hai khóa 12, 13.

Gần 10 tháng trên cương vị Chủ tịch nước, ông Thưởng đã có hàng loạt chuyến công du nước ngoài và đón tiếp khoảng 10 lãnh đạo các nước tới Việt Nam.

3. Xuất khẩu rau quả, gạo lập đỉnh

Trong bối cảnh xuất khẩu Việt Nam gặp nhiều khó khăn, rau quả và gạo lại có một năm bùng nổ.

Nhiều nước, trong đó, đặc biệt là Trung Quốc tăng nhập, giúp xuất khẩu rau quả đạt 5,6 tỷ USD, mức cao kỷ lục và vượt xa kỳ vọng ban đầu "cả năm 4 tỷ USD". Đây cũng là lần đầu nhóm rau quả dẫn đầu ngành nông nghiệp, vượt các nhóm chủ lực như gạo, hạt điều, cà phê, sắn.

Nhờ xuất khẩu chính ngạch, sầu riêng là loại quả đóng góp vào sức tăng trưởng lớn nhất cho nhóm này, chiếm 40% kim ngạch. Sầu riêng Việt đang chiếm thị phần lớn thứ hai tại Trung Quốc (sau Thái Lan) với kim ngạch 1,9 tỷ USD, tăng hơn 31 lần so với cùng kỳ 10 tháng 2022. Mít, dưa dấu, bưởi, nhãn cũng có mức tăng trưởng 50-200% so với năm ngoái.

Với gạo, 11 tháng qua, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 7,7 triệu tấn lúa giá trị hơn 4,4 tỷ USD, tăng hơn 36% so với năm ngoái - là con số kỷ lục từ trước đến nay. Việt Nam đã có 85% giống lúa mới, 89% gạo chất lượng cao, và đang từng bước xây dựng chuỗi lúa gạo. Tại cuộc thi Gạo ngon nhất thế giới vừa qua, hạt gạo Việt đã vượt qua các đối thủ để giành vị trí số 1.

Nhóm nông sản có một năm tăng trưởng ấn tượng, đạt 24,3 tỷ USD, tăng 17% so với năm ngoái. 6 mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 3 tỷ USD gồm cà phê, gạo, rau quả, hạt điều, tôm, gỗ và sản phẩm gỗ. Giá xuất khẩu bình quân của một số nông sản chính như cà phê, gạo, tăng hai con số.

4. GDP các quý tăng trưởng thấp nhất 10 năm

Không tính các năm xuất hiện Covid-19, năm nay, tăng trưởng của các quý đều thấp nhất giai đoạn 2011-2023. GDP quý I và quý II chỉ cao hơn cùng kỳ 2020, mức đáy giai đoạn 13 năm; còn quý III cao hơn cùng kỳ 2020, 2021.

Nhu cầu bên ngoài yếu khiến ngành công nghiệp, dịch vụ, việc làm, tiêu dùng phục hồi chậm. 11 tháng qua, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giảm hơn 8% so với cùng kỳ.

Bên trong, sức cạnh tranh, chống chịu của nền kinh tế hạn chế. Cơn khủng hoảng bất động sản, trái phiếu kéo dài khiến thị trường thêm khó khăn. Nhiều doanh nghiệp kiệt sức vì đói vốn, thiếu đơn hàng, thủ tục hành chính phức tạp, có doanh nghiệp lớn thậm chí phải bán mình, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 158.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 20% so với cùng kỳ 2022. Như vậy, bình quân mỗi tháng, thị trường mất đi 14.400 doanh nghiệp.

Chính phủ liên tục tháo gỡ bằng các chính sách giảm thuế, phí, khơi thông tín dụng... Tuy nhiên, khó khăn kép khiến GDP cả năm, theo dự kiến, chỉ đạt trên 5%, thấp hơn mức Quốc hội giao. Với kết quả GDP chỉ tăng trên 5%, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm nước tăng trưởng cao nhưng nguy cơ mất vị trí tăng trưởng hàng đầu khu vực, theo tính toán của ADB, IMF.

Để ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, Chính phủ vẫn kiên định với các giải pháp tập trung thúc đẩy 3 động lực tăng trưởng chính gồm đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu.

5. Miền Bắc thiếu điện

Tháng 5, đầu tháng 6, lần đầu sau hơn 10 năm, miền Bắc rơi vào cảnh thiếu điện. Mất điện khiến nhiều nhà máy phải dừng sản xuất, lao động nghỉ làm luân phiên. Điện sinh hoạt bị cắt trên diện rộng trong những ngày oi bức nhất của mùa hè, cuộc sống người dân bị đảo lộn.

Ngân hàng Thế giới (WB) tính toán phí tổn kinh tế của các đợt mất điện khoảng 1,4 tỷ USD, tương đương 0,3% GDP.

Một trong hai nguồn cung điện chính cho miền Bắc là thủy điện hồi tháng 5 sụt giảm vì hạn hán. Một số tổ máy của nhiệt điện than, chiếm 48% cơ cấu nguồn điện tại miền Bắc, cũng gặp sự cố dài ngày do phải huy động công suất lớn, liên tục.

Việc phát triển các nguồn điện mới cho phía Bắc chậm hơn nhu cầu tiêu thụ. Miền Bắc tăng nhu cầu dùng điện với tốc độ bình quân trên 9% mỗi năm nhưng tăng trưởng nguồn điện chỉ bằng một nửa.

Từ nay đến năm 2030, cung ứng điện cho miền Bắc vẫn rất khó khăn. Các tháng 5-7 hàng năm tiềm ẩn nguy cơ không đủ điện. Tình trạng thiếu điện có thể tái diễn vào 2025, theo EVN.

6. Bệnh viện cạn kiệt vật tư, hóa chất

Tình trạng thiếu vật tư, hóa chất điều trị kéo dài từ giữa năm trước đến năm nay ảnh hưởng nghiêm trọng hoạt động khám chữa bệnh và quyền lợi bệnh nhân.

Hồi tháng 3, lần đầu tiên Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức hạn chế phẫu thuật và chỉ ưu tiên trường hợp cấp cứu. Hai bệnh viện Bạch Mai và Chợ Rẫy phải gửi bệnh nhân đến nơi khác chụp chiếu, chẩn đoán hình ảnh.

Bác sĩ phải tìm cách "chữa cháy", sử dụng thuốc thay thế, tìm nhiều biện pháp chưa được ghi nhận trong các phác đồ để cứu bệnh nhân. Nhiều bệnh viện vay mượn thuốc lẫn nhau. Bệnh nhân phải tự bỏ tiền túi ra ngoài viện mua thuốc, vật tư trong danh mục bảo hiểm y tế chi trả.

Bộ Y tế cho rằng thiếu vật tư, hóa chất điều trị chủ yếu do vướng mắc pháp lý và tâm lý e ngại, sợ sai ở một số cá nhân, đơn vị, địa phương trong mua sắm, đấu thầu. Tâm lý e ngại, sợ sai xuất hiện sau hàng loạt các sai phạm đấu thầu, mua sắm trong đại dịch Covid-19 bị phanh phui, khởi tố mà điển hình là vụ Việt Á. Chính phủ đã phải ban hành Nghị định 07 và Nghị quyết 30 để tháo gỡ khó khăn trong nhập khẩu và đấu thầu, mua sắm thiết bị, vật tư y tế.

Luật Đấu thầu sửa đổi có hiệu lực ngày 1/1/2024 được kỳ vọng giải quyết triệt để tình trạng này.

7. Phát hiện số tiền tham nhũng lớn chưa từng có

Kết luận điều tra hàng loạt đại án đã phơi bày cơ chế "ăn chia" và số tiền nhận hối lộ lớn giữa nhiều quan chức và doanh nghiệp.

Riêng hai đại án xảy ra trong Covid-19, Việt Á và "chuyến bay giải cứu", đã có 3 cựu ủy viên Trung ương và 49 cán bộ tại nhiều bộ, ngành bị phát hiện sai phạm, hầu hết ở tội Nhận hối lộ, tổng tiền bị cáo buộc lên tới 271 tỷ đồng. Trong đó, cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long bị cáo buộc nhận 2,25 triệu USD (55 tỷ đồng); cựu thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng 21,5 tỷ đồng; Phạm Trung Kiên, cựu thư ký thứ trưởng Bộ Y tế, nhận 42,6 tỷ qua 253 lần.

Cuối năm, khi cáo trạng vụ án Vạn Thịnh Phát được ban hành, bà Đỗ Thị Nhàn, cựu cục trưởng Thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước, bị xác định nhận số tiền hối lộ "lớn nhất từ trước tới nay" với 5,2 triệu USD (126 tỷ đồng). 100% thành viên đoàn thanh tra liên ngành năm 2017-2018 tại Vạn Thịnh Phát nhận tiền, quà để bao che sai phạm.

Các đại án còn phơi bày cách thức "ăn chia" ngày càng công khai, trắng trợn. 201 trong 515 lần đưa hối lộ tại vụ án "chuyến bay giải cứu" được chuyển khoản dưới danh nghĩa "vay mượn", "quà biếu". Còn tiền mặt được đưa ở phòng làm việc, quán cà phê, trong ôtô. Nhiều người đưa hối lộ khai bất đắc dĩ trở thành nạn nhân của văn hóa phong bì, chấp nhận luật ngầm để được việc.

8. Khủng Hoảng Đăng Kiểm

Bốn tháng đầu năm 2023, đăng kiểm đối mặt với khủng hoảng chưa từng có trong lịch sử 30 năm hoạt động. Đỉnh điểm tháng 3, cả nước có 62 trong tổng số 281 trung tâm đăng kiểm phải đóng cửa khi công an mở rộng điều tra sai phạm. Gần 500 người bị khởi tố, hàng loạt đăng kiểm viên xin thôi việc hoặc nghỉ ốm.

Hà Nội còn 6/31 trung tâm đăng kiểm mở cửa, năng lực kiểm định còn 14%. TP HCM duy trì 10/19 trung tâm, đáp ứng 49% nhu cầu. Các trung tâm còn lại hoạt động hết công suất cũng chỉ đáp ứng 50% nhu cầu kiểm định.

Hệ thống thống kiểm định đứt gãy, ôtô phải xếp hàng dài 2-3 km trước các trạm đăng kiểm tại nhiều tỉnh thành. Hàng nghìn doanh nghiệp đình trệ sản xuất vì xe vận tải chở hàng hóa phải nằm bãi, không thể đăng kiểm.

Toàn lực lượng đăng kiểm giao thông, công an, quân đội phải tăng ca, thêm giờ. Khủng hoảng chỉ được tháo gỡ khi Bộ Giao thông Vận tải ban hành thông tư số 2/2023 cho phép miễn kiểm tra kỹ thuật khi đăng kiểm lần đầu đối với ôtô mới và kéo dài chu kỳ kiểm định với xe gia đình, xe con cá nhân.

9. Cháy Chung Cư Mi ni gây ra cái chết của 56 người

56 người thiệt mạng, 37 người bị thương trong vụ cháy chung cư mini phố Khương Hạ, quận Thanh Xuân (Hà Nội) đêm 12 rạng sáng 13/9. Đây là vụ cháy có số người thương vong lớn nhất 21 năm qua.

Căn nhà 10 tầng xây quá phép 4 tầng, vi phạm hàng loạt quy định phòng cháy, chữa cháy. Chủ chung cư bị bắt. Vụ hỏa hoạn nghiêm trọng khiến giới chức ngay lập tức tiến hành kiểm tra phòng cháy, chữa cháy toàn quốc.

Vụ cháy lớn nhất hai thập kỷ bộc lộ nhiều khoảng trống pháp lý trong quản lý chung cư mini, loại hình nhà ở vốn chưa từng được gọi tên trong các văn bản pháp luật nhưng đang giải quyết nhu cầu cư trú cho hàng triệu người. Câu hỏi quản hay cấm chung cư mini được đặt lên bàn nghị sự Quốc hội khi sửa đổi Luật Nhà ở hồi cuối tháng 10.

Quốc hội sau đó thông qua luật sửa đổi, siết quy định đầu tư xây dựng chung cư mini.

10. Kỷ lục xây dựng đường cao tốc

Năm qua đánh dấu chuyển biến lớn của Việt Nam trong phát triển hệ thống cao tốc khi các dự án hoàn thành và khởi công mới nhiều nhất hơn một thập kỷ, kể từ tuyến đầu tiên TP HCM - Trung Lương hoàn thành năm 2010.

Bất chấp hai năm đại dịch cùng khó khăn kinh tế, giá nguyên vật liệu tăng cao, các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông (giai đoạn 2017-2020) vẫn bám tiến độ. 8 đoạn trên trục đường này với tổng chiều dài hơn 430 km cùng 40 km thuộc tuyến Tuyên Quang - Phú Thọ được đưa vào sử dụng năm 2023 giúp mạng lưới cao tốc cả nước tăng lên hơn 2.000 km, đạt 66% kế hoạch phát triển cao tốc đến năm 2025.

Hệ thống cao tốc mới giúp nối liền vùng miền, giảm tải các quốc lộ hiện hữu và mở ra không gian phát triển kinh tế, xã hội ở nhiều địa phương.

Cùng với đó, đồng loạt các cao tốc lớn được khởi công, gồm 12 đoạn thành phần tuyến Bắc - Nam (giai đoạn 2021-2025), dự án Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Biên Hòa - Vũng Tàu, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Vành đai 4 Hà Nội và Vành đai 3 TP HCM. Tổng chiều dài các tuyến là hơn 1.270 km, vốn đầu tư gần 400.000 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành năm 2026 và 2027.

Đến 2030, cả nước sẽ có hơn 5.000 km cao tốc đường bộ và tăng lên 9.000 km vào năm 2050. Kết quả này góp phần hoàn thiện hành lang vận tải trục Bắc - Nam, thêm động lực cho bốn vùng kinh tế trọng điểm là Bắc Bộ, miền Trung, phía Nam và Đồng bằng sông Cửu Long cất cánh.

Báo cáo Phân tích Kỹ thuật và Thị trường Phái sinh 22/12/2023

Nghe Bài Viết

 Thị trường cơ sở - Duy trì nhịp hồi phục

VNIndex

  • VNIndex đóng cửa tại 1.102,43 điểm, tăng +1,67 điểm (+0,15%). KLGD chỉ còn 451,4 triệu đơn vị. 
  • VNIndex duy trì nhịp hồi phục dù thanh khoản vẫn ở mức thấp. Trên biểu đồ, các chỉ báo kỹ thuật như RSI tiếp tục vận động theo tín hiệu tích cực hơn, ADX cho thấy tín hiệu xu hướng đang thay đổi trạng thái tốt hơn.
  • Điều này cho nhận định chỉ số VNIndex sẽ duy trì xu hướng này với mục tiêu 1.112. 

VN30

  • Kết phiên tại 1.097,43 điểm, VN30 tăng nhẹ +0,42 điểm (+0,04%). KLGD khớp lệnh mức thấp kỷ lục trong tháng 12 với 107,76 triệu đơn vị. 
  • Sau khi kiểm định lại vùng 1.090 lần thứ 2, VN30 đã giữ vững trên vùng này và tăng trưởng. Các chỉ báo kỹ thuật như RSI và ADX trong trạng thái tín hiệu trung lập.
  • Góc nhìn trên cho thấy chỉ số VN30 sẽ duy trì đà phục hồi và hướng đến 1.108 - 1.110. 





Thị trường phái sinh – Khả năng tiếp diễn đà tăng ngắn hạn

  • HĐ VN30F2401 đóng cửa tại 1.098,4 điểm, tăng +0,6 điểm. KLGD giao dịch khá thấp 42,1 nghìn đơn vị. Hiện tại điểm Basic so với chỉ số VN30 có mức lệch dương nhẹ +0,97 điểm. 
  • Trên biểu đồ 1H, HĐ VN30F2401 sẽ nối tiếp HĐ VN30F2312. Các chỉ báo kỹ thuật như RSI và MACD ở tín hiệu trung tính với triển vọng tích cực hơn. 
  • Điều này cho thấy HĐ VN30F2401 sẽ duy trì đà tăng ngắn hạn hướng đến mục tiêu vùng 1.108 - 1.110. 
  • Khuyến nghị: Mở vị thế Long tại vùng 1.096 - 1.097, cắt lỗ dưới 1.093 và kỳ vọng chốt lời tại 1.108. 


Thị trường Chứng quyền – Quay lại trạng thái thận trọng

  • Thị trường chứng quyền quay lại trạng thái thận trọng với 85 mã giảm bình quân 6,1% và 62 mã tăng trung bình 6,9%.
  • Thanh khoản tiếp tục giảm 7% so với phiên trước, chỉ còn 18,7 tỷ đồng.
  • TTCK cơ sở tiếp diễn nhịp hồi phục với thanh khoản thấp và sự cải thiện của các tín hiệu kĩ thuật. Dù vậy, cho đến khi xu hướng Ngắn hạn hình thành rõ nét hơn, NĐT vẫn nên giữ tỷ trọng chứng quyền ở mức an toàn. Trong đó, tập trung vào các mã chứng quyền thuộc cổ phiếu triển vọng tích cực với thời hạn còn dài, định giá tốt và thanh khoản cao.

Nhà đầu tư sẽ không được 'gửi tiền' vào công ty chứng khoán

Nghe Bài Viết

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu các công ty chứng khoán dừng "huy động vốn" từ nhà đầu tư và tất toán toàn bộ giao dịch đã phát sinh trước ngày 30/6/2024.


Trong văn bản mới ban hành, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nêu hiện tượng một số công ty chứng khoán thông qua trang web, ứng dụng hoặc ký hợp đồng trực tiếp với nhà đầu tư để thỏa thuận cho phép họ được hưởng lãi suất trên số tiền chưa phát sinh giao dịch trong tài khoản. Cơ quan quản lý cảnh báo hoạt động này có thể khiến nhà đầu tư hiểu rằng công ty chứng khoán có chức năng nhận tiền gửi như tổ chức tín dụng.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu các công ty phải dừng ngay việc thỏa thuận này. Đồng thời, các đơn vị phải tất toán toàn bộ giao dịch đã phát sinh liên quan đến hoạt động trên, chậm nhất trước ngày 30/6/2024. Công ty chứng khoán sẽ phải báo cáo lộ trình thực hiện việc tất toán trước 30/12/2023, đồng thời định kỳ hàng tháng phải báo cáo kết quả thực hiện cho tới khi tất toán toàn bộ.

Tính đến hết quý III, số dư tiền gửi khách hàng tại các công ty chứng khoán đạt khoảng 77.000 tỷ đồng, cao nhất trong vòng 5 quý. Những năm gần đây, tiền của nhà đầu tư để trong tài khoản chứng khoán đều duy trì ở mức rất lớn, có thời điểm lên đến 100.000 tỷ đồng.

Thực tế nếu trừ lượng tiền dùng để đảm bảo tỷ lệ an toàn cho giao dịch, "núi tiền" trên có thể được chia thành hai dạng. Thứ nhất là trường hợp nhiều nhà đầu tư nạp tiền vào tài khoản nhưng sau đó nhận thấy chưa đến thời điểm thích hợp để mua. Vì ngại thao tác tốn công, họ để lại số tiền trên mà không rút ra. Các công ty chứng khoán thường trả lãi hàng tháng cho số tiền này theo dạng "tiền gửi không kỳ hạn" với lãi suất thấp, dao động khoảng 0,1-0,3% một năm.

Dạng thứ hai là các hình thức biến tướng huy động vốn từ nhà đầu tư. Các công ty chứng khoán đưa ra sản phẩm tương tự như gửi tiền tiết kiệm ở ngân hàng, để thu hút vốn từ nhà đầu tư sau đó trả lãi cho họ với mức lãi suất cao hơn đáng kể. Hồi đầu năm, một số đơn vị trả đến 12% cho tiền gửi 12 tháng, đến nay dù hạ nhiệt, lãi suất vẫn được đưa ra ở mức 8-9%. Đây được xem là cách huy động vốn khác cho các công ty chứng khoán, bên cạnh vay ngân hàng hay phát hành trái phiếu doanh nghiệp, để phục vụ hoạt động cho vay ký quỹ (margin) và tự doanh của các công ty chứng khoán.

Như vậy, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ cấm việc biến tướng huy động vốn từ nhà đầu tư của các công ty chứng khoán. Theo giới chuyên gia, sau đợt "tuýt còi" này, các công ty chứng khoán sẽ phải cân đối hoạt động tự doanh, có thể bao gồm việc thu hẹp một phần hoạt động này để tất toán tiền cho nhà đầu tư. Ngoài ra, hoạt động cho vay ký quỹ cũng có những bước thay đổi theo hướng siết chặt hơn, khi các đơn vị này mất đi một nguồn tiền "dễ dãi".

Bên cạnh đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước còn đề cập tình trạng một số công ty chứng khoán thực hiện thỏa thuận, ký kết hợp đồng tín dụng với ngân hàng thương mại. Hợp đồng mẫu có nội dung "ngân hàng được quyền trích tiền từ tài khoản thanh toán của công ty chứng khoán để thu hồi nợ khi công ty chứng khoán không trả nợ đầy đủ, đúng hạn".

Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, thỏa thuận này có thể gây hiểu nhầm việc trích tiền từ tài khoản thanh toán của các công ty chứng khoán, bao gồm tài khoản chuyên dụng của nhà đầu tư đứng tên công ty chứng khoán mở tại ngân hàng. Do vậy, để đảm bảo an toàn trong hoạt động của thị trường, cơ quan quản lý yêu cầu các công ty chứng khoán không thực hiện thỏa thuận, ký kết hợp đồng tín dụng với ngân hàng thương mại có nội dung gây hiểu nhầm như trên.

Kèm theo đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu các công ty chứng khoán phải đảm bảo khả năng thanh toán, chi tiền, chi trả tiền gửi giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư trong mọi tình huống.

Ông Putin: Nga sẵn sàng đàm phán về tương lai Ukraine

Thứ Ba, 19 tháng 12, 2023

Nghe Bài Viết

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng đàm phán với Ukraine, Mỹ và châu Âu về tương lai của Kiev, dựa trên lợi ích quốc gia của Moskva.

"Nếu những người quyết liệt với Nga ở Ukraine, Mỹ và châu Âu có nhu cầu đàm phán, chúng tôi sẽ làm như vậy. Nhưng Moskva sẽ đàm phán dựa trên lợi ích quốc gia, chúng tôi không từ bỏ những gì thuộc về mình và không có ý định gây chiến với châu Âu", Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trong cuộc họp với giới lãnh đạo Bộ Quốc phòng ngày 19/12.

Cuộc họp có mặt các quan chức cấp cao quân đội Nga, trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu, Tổng tham mưu trưởng Valery Gerasimov, lãnh đạo cơ quan an ninh Nga (FSB) Alexander Bornikov.

Kể từ khi chiến sự Nga - Ukraine bùng phát năm 2022, ông Putin từng nhiều lần đề cập tới thảo luận về phương án hòa bình, nhưng các quan chức phương Tây cho rằng lãnh đạo Nga đang chờ kết quả bầu cử Mỹ 2024, trước khi tiến hành các nỗ lực đàm phán thực sự.

Mỹ và Ukraine chưa bình luận về phát biểu của Tổng thống Nga.

Nga sáp nhập các vùng Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia hồi năm ngoái và tuyên bố sẽ không từ bỏ các vùng lãnh thổ này. Trong khi đó, Ukraine khẳng định sẽ chiến đấu đến khi giành lại toàn bộ khu vực Nga đang kiểm soát, kể cả bán đảo Crimea, và sẽ không đàm phán khi ông Putin nắm quyền.

Ông chủ Điện Kremlin tuyên bố quân đội Nga hiện nắm thế chủ động trên chiến trường và không từ bỏ các mục tiêu trong "chiến dịch quân sự đặc biệt".

Ông nói lực lượng Nga cần cải thiện năng lực vệ tinh, liên lạc, trinh sát, nhắm mục tiêu, thêm rằng ngành công nghiệp quốc phòng Nga đang phản ứng nhanh hơn so với phương Tây và sẽ tiếp tục nâng cấp lực lượng hạt nhân, duy trì mức độ sẵn sàng chiến đấu cao.

Tướng Shoigu cho biết số lượng xe tăng Nga xuất xưởng tăng 5,6 lần kể từ tháng 2/2022, sản lượng máy bay không người lái (UAV) tăng 16,8 lần, đạn pháo tăng 17,5 lần. Năm 2023, Nga tuyển mộ thêm 490.000 quân và nỗ lực tăng lên 745.000 người năm 2024.

Ông Shoigu thêm rằng lực lượng Nga đã rải mìn trên diện tích 7.000 km2 ở Ukraine, với một số bãi mìn rộng 600 mét, cùng 1,5 triệu hàng rào chống tăng, 2.000 km hào chống tăng.

Gần hai năm kể từ khi xung đột bùng phát, chiến sự Nga-Ukraine chưa có dấu hiệu chấm dứt. Hầu hết lãnh đạo châu Âu vẫn ủng hộ Kiev, song họ đối mặt làn sóng mệt mọi gia tăng từ người dân trong nước.

Triển vọng thị trường tươi sáng trong năm 2024

Thứ Hai, 18 tháng 12, 2023

Nghe Bài Viết
- FED ôn hòa về chính sách tiền tệ hơn trong năm 2024 sẽ giúp tỉ giá USD/VNĐ bớt áp lực, từ đó tạo điều kiện để Việt Nam tiếp tục chính sách tiền tệ nới lỏng nhằm hỗ trợ tăng trưởng. "Đà phục hồi của nền kinh tế Việt Nam trong năm tới còn được củng cố nhờ xu hướng phục hồi của lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu, sự cải thiện của tiêu dùng nội địa nhờ chính sách tài khóa mở rộng và cải cách tiền lương. Sự phục hồi của thị trường trái phiếu doanh nghiệp và bất động sản có thể nhen nhóm từ nửa cuối năm 2024… Kinh tế phục hồi, doanh nghiệp sẽ cải thiện kết quả kinh doanh, tạo động lực quan trọng để chứng khoán đi lên

- Nền lãi suất duy trì ở mức thấp và kết hợp với chính sách tiền tệ mở rộng linh hoạt, và giảm thuế giá trị gia tăng trong năm 2024 sẽ là động lực để thị trường tăng trưởng tốt.

- P/E chung thị trường hiện tại đang được đánh giá rất rẻ, nhưng khi phân tách ngành, sẽ có những nhóm khá cao như nhóm phi tài chính, còn rủi ro của nhóm ngân hàng và bất động sản đã phản ánh vào định giá và kỳ vọng cho sự phục hồi khi rủi ro giảm dần, riêng thị trường bất động sản dù tiếp tục hồi phục trong năm 2024 nhưng rủi ro vẫn hiện hữu.

- Một yếu tố quan trọng nữa chính là những động thái mạnh tay của Chính phủ và cơ quan quản lý gần đây cho thấy các cấp lãnh đạo đang rất quan tâm đến sự phát triển của thị trường này. Mới đây nhất, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký công điện tăng cường các giải pháp thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững. Trong đó, khắc phục và tìm giải pháp cần thiết, nhanh nhất để nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ cận biên lên mới nổi trong thời gian sớm nhất. Đồng hành cùng với các giải pháp đó là triển khai hệ thống giao dịch mới KRX, tiến tới giao dịch T+2 và T+0. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các vi phạm trên thị trường. Tiến tới việc rà soát, làm sạch dữ liệu về nhà đầu tư tại các công ty chứng khoán, góp phần nâng cao tính an toàn, minh bạch của thị trường… Đây là thông tin tích cực, đặc biệt với các nhà đầu tư nước ngoài khi họ nhìn vào chính sách của Việt Nam để quyết định đầu tư trong trung dài hạn. Thị trường cần thêm giải pháp về nâng cao chất lượng sản phẩm - hàng hóa, nhất là những doanh nghiệp trong các lĩnh vực mới như năng lượng xanh, năng lượng tái tạo, công nghệ, trí tuệ nhân tạo.

- Dài hạn hơn một chút, chu kỳ 2024-2026, Việt Nam sẽ là điểm sáng về tăng trưởng kinh tế trong khu vực và tiếp tục duy trì sức hút lớn đối với dòng vốn đầu tư nước ngoài, cả trực tiếp (FDI) và gián tiếp (FII).
 
Support : Creating Post Copyright © 2011. Mua Co Phieu Nao ? - All Rights Reserved
Proudly powered by Blogger